Nếu là người Việt Nam, chắc chắn bạn sẽ không thể nào không biết đến gừng, và nếu bạn không biết đến bộ đôi gừng – nghệ thì hẳn bạn sẽ không là người Việt hoàn hảo, bởi vì gừng xuất hiện rất nhiều trong văn hóa ẩm thực Việt, và dường như lúc nào cũng xuất hiện trong mỗi căn bếp của mỗi gia đình, như là một thành viên quan trọng của mỗi người trong những ngày ốm đau bệnh tật, những ngày “trái gió trở trời”.
-----
Một mùa noel mới đã đến, ở Sài Gòn cũng dần dần trở lạnh vào ban đêm, buổi khuya và lúc sáng, cái se se lạnh giá này hẳn sẽ kéo dài đến tết, khung cảnh, khí trời cũng khiến nhiều người bắt đầu mong chờ cho một dịp đầu năm vui vẻ, nhưng đối với nhiều người, có lẽ họ cũng không quá thoải mái với những ngày trở lạnh như vậy, và những căn bệnh cúm, ho, cảm lạnh cũng dần xuất hiện nhiều hơn.
Vào những lúc bệnh tật như thế mới hiểu rằng gừng quan trong với con người ra sao, theo đông y học truyền thống – gừng có vị cay, tính nồng ấm, tỳ, vị, tán hàn, ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Còn theo y học hiện đại – giải phẫu và phân tích thì gừng chứa 2 – 3% là tinh dầu, trong nhựa dầu có chứa tầm 30% là các chất cay – bao gồm các hợp chất zingerol, shogaol và gingerol là thành phần chiếm tỉ lệ cao nhất. Và hầu như các công dụng của gừng đều thiên về chữa trị bệnh tật, ốm đau.
Về tên gọi, có nhiều tên gọi khác nhau, phổ biến nhất là “gừng”, ngoài ra còn có tên khác không phổ biến hơn như sinh khương, can khương, bào khương. Có tên khoa học: “Zingiber officinale Rose” thuộc họ gừng. Cây gừng là một loại cây có hoa, nói bạn có thể không tin, nhưng hoa gừng có thể ăn được như một loại rau – nhiều người cho rằng hoa rừng khá thơm ngon, giòn ngọt. Nhưng hơn hết có lẽ người ta sẽ quen thuộc hơn với hình ảnh những củ gừng sần sùi nhưng lan tỏa mùi thơm rất đặc trưng. Gừng được trồng ở khắp mọi nơi trên nước ta, và tùy vùng khí hậu, thổ nhưỡng mà chất lượng của từng củ gưng sẽ khác nhau.
Hoa gừng - cũng là một món ăn "đặc sản"
Tùy vào từng bài thuốc, từng vị thuốc, người ta sẽ chế biến, xào chẻ gừng theo nhiều cách khác nhau Gừng sống, người ta sẽ gọi là sinh khương, lúc này gừng sẽ có tác dụng tán hàn, giúp giải cảm và chống nôn ói hiệu quả, còn can khương là gừng khô, tính nóng hơn gừng tươi rất nhiều, giúp làm ấm tỳ vị, đốt cháy tồn tính, giải cơn lạnh, làm ấm cơ thể rất hiệu quả. Gừng hỗ trợ các bài thuốc dân gian, chữa được rất nhiều bệnh như trọ lở loét trong khoang miệng, viêm nha, trị sâu răng, trị bệnh đau nửa đầu, giải rượu, đau nhức xương khớp và rất, rất rất nhiều các bệnh khác có thể chữa trị từ gừng.
Theo y học hiện đại, tác dụng của gừng còn nhiều hơn nữa, theo các nghiên cứu đã từng chỉ ra, gừng sẽ giúp bạn chữa các bệnh về đường tiêu hóa hiệu quả, nhờ phần tinh dầu rất đặc trưng, nhờ đó các chứng ợ nóng, buồn nôn, trào ngược dạ dày sẽ được chữa trị hiệu quả. Là một loại thực phẩm lành mạnh, phải nói rằng gừng có thể giúp chống viêm hiệu quả mà không gây các tác dụng phụ như loét dạ dày như khi uống thuốc chống viêm. Các tác dụng chống viêm từ gừng sẽ giúp bạn mau chóng phục hồi vết thương nhanh hơn.